Tuyến đường
Tây Thăng Long đang trở thành tuyến đường quan trọng bậc nhất trong quá trình phát
triển kinh tế, xã hội của phía Tây Hà Nội nhưng ít ai biết tuyến đường này là
tuyến đường nào? được thiết kế cụ thể ra sao? Hiện nay tuyến đường đã thi công
đến giai đoạn nào?
|
Quy hoạch tổng thể tuyến đường Tây Thăng Long |
|
Tuyến đường Tây Thăng Long - đoạn nội đô |
Tuyến đường
Tây Thăng Long có chiều dài 23km, đi qua các quận Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức,
Đan Phượng, kết thúc tại thành phố Sơn Tây. Đây là tuyến đường xuyên tâm chạy
song song với tuyến đường quốc lộ 32, trục Hồ Tây – Ba Vì…
Đường Tây
Thăng Long được thi công làm nhiều giai đoạn, giai đoạn I, điểm xuất phát từ đường
Võ Chí Công, chạy qua khu đô thị Tây Hồ Tây và Ngoại Giao Đoàn kết thúc ở đường
Phạm Văn Đồng có tổng chiều dài 2 km, mặt cắt 60.5m, gồm 10 làn đường. Hiện tại,
đoạn đường này đã được thông tuyến và là đoạn đường ngắn nhất nối đường Võ Chí
Công với đường Phạm Văn Đồng.
|
Đoạn qua Tây Hồ Tây - Ngoại Giao Đoàn |
|
Đoạn chạy qua Embassy Garden |
|
Nút giao thông đường Tây Thăng Long và Nguyễn Văn Huyên |
Giai đoạn 2
đang được triển khai có chiều dài 2,7km nối từ đầu đường Văn Tiến Dũng đến đường
70 thuộc địa phận phường Tây Tựu.
Đoạn đường
này hiện nay đã thông tuyến một bên đường, đang triển khai phần đường còn lại.
Giai đoạn 3
đã được phê duyệt chỉ gưới đường đỏ có chiều dài 3,3km điểm đẩm từ đường Phạm
Văn Đồng, điểm cuối giao cắt với đường Văn Tiến dũng.
|
Nút giao thông Tây Thăng Long - Văn Tiến Dũng |
|
Một bên đường Tây Thăng Long đoạn Văn Tiến Dũng - Tây Tựu |
|
Dân cư lưu thông thuận tiện |
|
Phần còn lại của tuyến đường đang được triển khai |
Thông số kỹ
thuật của giai đoạn 2 và 3 của tuyến đường Tây Thăng Long là tuyến đường trục
chính đô thị, có bề rộng điển hình B=60.5m, gồm 2 lòng đường xe chạy chính rộng
11.25mx2=22.5m; 2 lòng đường gom rộng 7mx2=14m; dải phân cách trung tâm rộng
6m; 2 dải phân cách giữa lòng đường chính và đường gom rộng 1mx2=2m; vỉa hè 2
bên đường rộng 8mx2=16m.
|
Thông tin quy hoạch đoạn Phạm Văn Đồng - Văn Tiến Dũng |
Tuyến đường
có 3 nút giao thông chính tổ chức giao nhau khác mức bao gồm: Tổ hợp nút giao với
đường Phạm Văn Đồng, đường sắt đô thị số 6; nút giao với đường vào khu công
nghiệp Nam Thăng Long nối từ đường Hoàng Quốc Việt kéo dài; nút giao nhau với
đường 70.
Các giai đoạn
tiếp theo sẽ được xác định dựa trên tốc độ phát triển hạ tầng của các huyện
Hoài Đức, Đan Phượng, Phúc Thọ và Sơn Tây.
Với việc
tuyến Tây Thăng Long được xây dựng không chỉ là cú hích mạnh mẽ cho thị trường bất
động sản khu vực Bắc Từ Liêm, Hoài Đức phát triển mà còn mang đến ý nghĩa chiến lược về mặt kinh tế, xã hội cho toàn bộ khu vực rộng lớn phía Tây, Bắc Thủ đô