Top Ad unit 728 × 90


Tin tức

recent

Ý NGHĨA CỦA SỰ HÌNH THÀNH TUYẾN ĐƯỜNG TÂY THĂNG LONG


Quy hoạch giao thông Thủ Đô Hà Nội được định hình bởi các tuyến đường Vành đai kết nối các khu vực theo chiều ngang và trục đường xuyên tâm kết nối trung tâm Hà Nội với các vùng phụ cận. Các tuyến đường xuyên tâm đã khai thác bao gồm có tuyến đường quốc lộ 32, đường đại lộ Thăng Long, tuyến trục Tố Hữu – Lê Văn Lương, quốc lộ 6, tuyến đường Giáp Bát, Ngọc Hồi. Vậy tại sao lại xuất hiện tuyến đường trục Hồ Tây – Ba Vì và Tuyến đường TâyThăng Long? Vai trò của các tuyến đường này có gì đặc biệt?
Tuyến đường Tây Thăng Long
Quy hoạch tuyến đường Hà Nội 
Tuyến đường Tây Thăng Long
Khu đô thị Tây Hồ Tây 
Khi nghiên cứu về hướng đi của 2 tuyến đường này một điều dễ nhận ra nhất là tuyến đường khởi phát tại khu vực Tây Hồ Tây và kết thúc ở khu vực Ba Vì, Sơn Tây và đây là điểm mấu chốt của vấn đề.
Như chúng ta đã biết mạch khí của Việt Nam đều được bắt nguồn từ vùng cao nguyên Thanh Hải và Tây Tạng ở trung Á, được chỉ giới bởi con sông Mê Kong và sông Dương Tử, sau nhiều lần biến hóa được dòng sông Hồng và sông Đà đón về nước ta, khởi phát núi Tông Sơn là dãy Hoàng Liên Sơn. Khí thế mạnh mẽ vượt qua sự ngăn trở của sông Đà để tiến xuống phía dưới hình thành nên phụ mẫu sơn Ba Vì. Về đến đây thì địa mạch giảm bớt sự cương mãnh trở nên trầm ổn hơn nhưng vẫn còn rất vượng nên không kết huyệt trên này mà chạy xuống đồng bằng cho đến khi gặp sự ngăn trở của sông Hồng mới dừng lại. So với vùng lân cận, Hà Nội giống như một lòng chảo, giữa lòng chảo là khu vực Ba Đình, Tây Hồ vuông vắn, bằng phẳng, đầy đặn, mạch khí được kết tại đây.
Như vậy, nơi phụ mẫu sơn Ba Vì chính là nơi chuyển tiếp mạch khí chính trong long mạch của Việt Nam, và nơi kết huyệt là Ba Đình, Tây Hồ. Chính vì vậy Hoàng Thành Thăng Long luôn được xem là nơi đóng đô ngàn đời của đất Việt. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, đặc biệt thời gian gần đây tốc độ đô thị hóa quá nhanh đã làm cho mạch khí bị cản trở nhiều. Các nhà phong thủy đã từng có đề xuất chuyển trung tâm hành chính lên Ba Vì là nơi vượng khí nhất. Việc di chuyển trung tâm hành chính là một sự kiện trọng đại của đất nước, dễ gây nên những biến động không ngừng nhưng quan trọng nhất là vẫn còn nhiều biện pháp để có thể giữ vững được mạch khí mà trung tâm không phải dịch chuyển xa, đó là hình thành nên những con đường mang ý nghĩa tâm linh vừa giải quyết bài toán về giao thông, kết nối các khu đô thị vệ tinh, vùng phụ cận với trung tâm Thủ Đô vừa như một con đường dẫn khí tới các trung tâm đầu não của đất nước.
Nhưng sự quá tải tại khu vực Hoàn Kiếm, Ba Đình thì Việt Nam cũng đã phải xây dựng Trung tâm hành chính mới tại Tây Hồ Tây. Vì vậy, chính vì vậy việc ra đời trục Hồ Tây – Ba Vì hay đường Tây Thăng Long là tất yếu.
Tuyến Hồ Tây – Ba Vì là chính là đường Hoàng Quốc Việt Kéo dài, là phần nối dài của tuyến Hoàng Hoa Thám nơi chạy qua khu vực Lăng Bác, Văn Phòng Chính Phủ, Văn phòng Chủ tịch Nước, Quốc Hội….còn tuyến đường Tây Thăng Long lại là sự kết nối Sơn Tây với trung tâm hành chính mới – nơi đặt trụ sở của 8 bộ, ban ngành tại Tây Hồ Tây là minh chứng rõ nhất cho nhận định trên.
Việc quy hoạch, xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại xứng tầm với sự phát triển của đất nước là điều hiển nhiên nhưng ý nghĩa tâm linh cũng là hết sức quan trọng. Sự hình thành các tuyến đường như Tây Thăng Long, Hồ Tây – Ba Vì cũng như sự đi lên của thế và lực của Việt Nam trong tương lai.


Ý NGHĨA CỦA SỰ HÌNH THÀNH TUYẾN ĐƯỜNG TÂY THĂNG LONG Reviewed by vietland24h.net on 17:32 Rating: 5

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
DMCA.com Protection Status Chung cư CT3 Nghĩa Đô Chung cư Phú Mỹ Complex Chung cư Phú Mỹ Complex chung cư n03t6 ngoại giao đoàn FreeWebSubmission.com http://addurl.nu