THÔNG TIN QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 5 - TUYẾN VÀNH ĐAI CUỐI CÙNG TẠI HÀ NỘI
Đường vành đai 5 là tuyến đường vành đai cuối cùng của Hà Nội. Nơi vai trò của tuyến đường không còn ở vấn đề liên kết các khu vực trong thủ đô Hà Nội nữa mà còn đóng vai trò kết nối Hà Nội với các tỉnh lân cận, đặc biệt ở các tỉnh vùng Thủ Đô. Đương nhiên, với việc quy hoạch một tuyến đường mang tầm cỡ khu vực thì các dự án trong đường vành đai 5 đều có ảnh hưởng trong đó có dự án biệtthự, shophouse Eurowindow Twin parks Gia Lâm.
Bản đồ quy hoạch Giao thông Thủ đô |
Theo Quyết định 519/QĐ-TTg ngày
31/3/2016 về việc Phê duyệt Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng đã phác thảo sơ qua về tuyến đường vành đai 5
theo quy hoạch đã được phê duyệt gồm các đoạn đi mới và các đoạn đi trùng đường
hiện tại với tổng chiều dài khoảng 375km, quy mô tối thiểu 4 làn xe, qua các tỉnh,
thành phố: Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Thái
Nguyên, Vĩnh Phúc. Phần đường vành đai 5 đi qua Hà Nội cấp độ đường đường cao tốc
thuộc hệ thống đường đối ngoại chiều dài 48km, bề rộng mặt cắt ngang quy hoạch
là 120m.
Tuy nhiên, trước đó đã có Quyết định
561/QĐ-TTg ngày 18/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch
chi tiết đường vành đai 5 – Vùng Thủ đô Hà Nội đường vành đai 5 đi quy hoạch đi
qua địa giới hành chính của 36 quận, huyện, thành phố trực thuộc 8 tỉnh, thành,
gồm:
Thành phố hà Nội: Sơn Tây, Ba Vì,
Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hòa.
Tỉnh Hòa Bình: Huyện Lương Sơn.
Tỉnh Hà Nam: Thành phố Phủ Lý,
Kim Bảng, Duy Tiên, Bình Lục, Lý Nhân.
Tỉnh Thái Bình: Hưng Hà, Quỳnh Phụ.
Tỉnh Hải Dương: Thành phố Hải
Dương, Chí Linh, Ninh Giang, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Thanh Hà, Nam Sách.
Bắc Giang: Lục Nam, Yên Dũng, Lạng
Giang, Tân Yên.
Thái Nguyên: Thành phố Thái
Nguyên, Sông Công, Phú Bình, Phổ Yên, Đại Từ.
Vĩnh Phúc: Vĩnh Yên, Phúc Yên,
Bình Xuyên, Tam Dương, Yên Lạc, Vĩnh Tường.
Hướng tuyến chi tiết từng đoạn như
sau:
+ Đoạn qua thành phố Hà Nội (dài khoảng 48km): Từ vị trí cầu
Vĩnh Thịnh, tuyến nhập vào đi trùng đường Hồ Chí Minh dài khoảng 21,5km giao với
Cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình tại xã Yên Bình, Thạch Thất, tuyến đi về phía Nam
sang địa phận Tỉnh Hòa Bình, đến khu vực Chợ bến rẽ theo hướng Đông vượt sông
Đáy sang địa phận tỉnh Hà Nam.
+ Đoạn qua Tỉnh Hòa Bình dài khoảng 35,4km: Tuyến đi trùng
hoàn toàn với đường Hồ Chí Minh trong quy hoạch, đi song song quốc lộ 21, giao
với quốc lộ 6 tại phía Đông khu công nghiệp Lương Sơn đến khu vực Chợ Bến, đi về
phía Đông sang địa phận thành phố Hà Nội.
+ Đoạn qua tỉnh Hà Nam (dài 35,3km): Tính điểm vượt sông Đáy
tuyến đi mới song song quốc lộ 21B về phía Tây Nam, sau đó nhập vào và đi trùng
tuyến quốc lộ 21B đoạn Chợ Dầu – Ba Đa khoảng 16,5km giao với đường cao tốc Cầu
Giẽ - Ninh Bình tại nút giao Phú Thứ. Tuyến tiếp tục đi theo hướng Đông nhập
vào trùng với tuyến nối 2 đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh
Bình khoảng 10km, vượt sông Hồng qua cầu Thái Hà sang địa phận tỉnh Thái Bình.
+ Đoạn qua tỉnh Thái Bình dài khoảng 28,5km: từ vị trí cầu
Thái Hà tuyến đi trùng với đường nối 2 tỉnh Hà nam – Thái Bình (Đt.499) khoảng
15,2km đến đường huyện ĐH.64A, tuyến đi theo hướng Đông Bắc song song với
ĐT.455, vượt sông Luộc tại vị trí cách cầu Hiệp khoảng 1,0km về phía hạ lưu
sang địa phận tỉnh Hải Dương.
+ Đoạn qua tỉnh Hải Dương dài 52,7km: tại vị trí vượt sông
Luộc, tuyến cơ bản đi trùng với trục phát triển kinh tế Bắc – Nam đến đường
ĐT.392, đi song song với quốc lộ 38B, giao với công tốc Hà Nội – Hải Phòng tại
xã ngọc Kỳ, huyện Tứ Kỳ (phía Đông khu công nghiệp Hưng Đạo). Tuyến đi tranh
thành phố Hải Dương về phía Đông và đi trùng với vành đai 2 quy hoạch của Thành
Phố Hải Dương, hết đường vành đai 2 tuyến đi theo hướng Bắc giao với quốc lộ 5
tại phía Tây cầu Lai Vu, đi song song với quốc lộ 37 về phía Đông và nhập vào
đi trùng đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long đoạn Côn Sơn – Kiếp Bạc khoảng 11,8km
đến nút giao quốc lộ 37 và tiếp tục đi theo hướng Bắc song song với quốc lộ 37
về phía Tây sang địa phận tỉnh Bắc Giang.
Các đạn tuyến đi qua khu đô thị, khu quy hoạch, khu đông dân
cư bố trí đường gom, đường song hành với quy mô phù hợp với từng đoạn tuyến,
két hợp với cầu chui cầu vượt để đảm bảo liên hệ dân sinh hai bên.
+ Đoạn Sơn Tây – Phủ Lý – Bắc Giang theo tiêu chuẩn đường
cao tốc có bề rộng tối thiểu như sau:
Đường 6 làn xe = 2x3x3,75 =22,5m
Đường 4 làn xe = 2x2x3,75 = 15m.
Dải phân cách giữa = 1x1 = 1m
Dải an toàn = 2x0,75 = 1,5m
Lề đường = 2x3 = 6m.
Lề đất = 2x1,0 = 2m.
+ Đoạn qua tỉnh Bắc Giang có chiều dài 51,3km: Tuyến đi song
song với quốc lộ 37 (đoạn Sao Đỏ - Bắc Giang) về phía Tây, vượt Lục Nam tại
phía hạ lưu cầu Lục Nam, đi thanh thành phố Bắc Giang về phía Đông giao với đường
quốc lộ 1 (cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn) tại xã Tân Dĩnh huyện Lang Giang. Tuyến
tiếp tục đi song song với quốc lộ 37 (đoạn Đình Trám – Phú Bình) về phía Đông,
sau đó tuyến rẽ theo thướng Tây sang địa phận tỉnh Thái Nguyên.
+ Đoạn tỉnh Thái Nguyên dài 28,9km: Tuyến đi mới theo hướng
Tây giao với quốc lộ 37 tại xã Hương Sơn, huyện Phú Bình, vượt sông Cầu và đi
trùng với đại lộ Đông Tây – Khu tổ hợp Yên Bình và đi trùng đường cao tốc Hà Nội
– Thái Nguyên khoảng 12km, đi trùng Quốc lộ 3 cũ khoảng 2,5km đến nút giao trạm
cân Quá Tải. Tuyến đi theo hướng Tây Nam qua thị xã Sông Công đến đèo Nhỡn, vượt
dãy Tam Đảo tại đèo Nhe sang địa phận tỉnh Vĩnh Phúc.
Đoạn Bắc Giang – Thái Nguyên –
Vĩnh Phúc theo tiêu chuẩn đường ô tô cấp II, có bề rộng tối thiểu như sau:
Phần xe chạy 4 làn = 2x(2x3,75) =
15m.
Dải phân cách giữa = 1x0,5 =
0,5m.
Dải an toàn = 2x0,5 = 1m.
Lề đường = 2x2,25 = 5m.
Lề đất = 2x0,5 = 1m.
+ Đoạn qua địa phận tỉnh Vĩnh Phúc dài 51,5km: Từ khu vực
đèo Nhe tuyến đi theo hướng đường tỉnh ĐT.301 và đường tỉnh ĐT.310B nút giao
Bình Xuyên, nhập vào đi trùng đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai khoảng 14,5km đến
nút giao với quốc lọ 2C, tuyến tiếp tục đi trùng đường Hợp Thịnh – Đạo Tú đến
quốc lộ 2, sau đó đi theo quốc lộ 2C, qua cầu Vĩnh Thịnh sang địa phận thành phố
Hà Nội.
Đoạn Vĩnh Phúc – Sơn Tây theo
tiêu chuẩn đường ô tô cấp II, có bề rộng tối thiểu:
Phần xe chạy 6 làn xe cơ giới =
2x(3x3,75) = 22,5m.
Dải phân cách giữa = 1x3 = 3m
Dải an toàn = 2x0,5=1m.
Lề đường = 2x2,5 = 5m.
Lề đất = 2x0,5 = 1m.
Tổng chiều dài toàn tuyến đường vành đai 5 khoảng 331,5km (không
bao gồm khoảng 41km đi trùng các đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long, Hà Nội – Thái
Nguyên, Nội Bài – Lào Cai và quốc lộ 3).
- Quy mô, tiêu chuẩn:
+ Tiêu chuẩn đường vao tốc TCVN5729-2012 có đường gom, đường
song hành, quy mô 4 ÷ 6 làn xe, bề rộng nền đường tối thiểu Bn=25,5÷33,0m cho
các đoạn Sơn Tây – Phủ Lý (từ đường Hồ Chí Minh đến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh
Bình) và Phủ Lý – Bắc Giang (từ đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đến cao tốc
Hà Nội – Lạng Sơn) thuộc địa phận thành phố Hà Nội, các tỉnh Hòa Nình, Hà Nam,
Thái Bình, Hải Dương và Bắc Giang.
+ Đường tiêu chuẩn đường ô tô cấp II theo TCVN 4054 – 05,
quy mô 4÷6 làn xe, bề rộng nền đường tối thiểu Bn=22,5÷32,5m cho các đoạn Bắc
Giang – Thái Nguyên (từ đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn đến cao tốc Hà Nội –
Thái Nguyên) và đoạn Thái Nguyên – Vĩnh Phúc – Sơn Tây (từ đường cao tốc Hà Nội
– Thái Nguyên đến đường Hồ Chí Minh) thuộc địa phận các tỉnh Bắc Giang, Thái
Nguyên, Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội (đoạn qua Sơn Tây).
- Đường gom, đường song hành:
Xây dựng đường gom, đường song hành tại các đoạn được nâng cấp,
mở rộng từ đường địa phương, đường đô thị và các đoạn đi qua khu đông dân cư với
quy mô tối thiểu 01 làn xe theo TCVN4054-05 hoặc TCXDVN104-2007.
Đường gom, đường song hành được đầu tư phân kỳ theo nhu cầu
vận tải, sự phát triển của đô thị hai bên và được tính toan cụ thể trong giai
đoạn lập dự án đầu tư.
- Công trình:
Dự kiến xây dựng các công trình:
+ 25 nút giao thông và cầu vượt trực thông để đảm bảo liên hệ
giao thông hai bên đường được thuận lợi
+ 02 vị trí hầm tại khu vực núi Voi và núi Bé thuộc huyện
Hương Sơn, tỉnh Hòa Bình, mỗi hầm dài khoảng 300m.
+ 17 cầu lớn, 42 cầu trung, 45 cầu nhỏ trên toàn tuyến.
Trong đó có 02 cầu đặc biệt lớn vượt sông Hồng đang được triển khai theo dự án
khác là cầu Thái Hà dài 2,1km và cầu Vĩnh Thịnh dài 4,4km.
- Nhu cầu sử dụng đất để xây dựng tuyến đường theo quy hoạch
khoảng 1.532 ha, trong đó thành phố Hà Nội 260ha, Hòa Bình 192 ha, Hà Nam 152
ha, Thái Bình 169ha, Hải Dương 290ha, Bắc Giang 238ha, Thái Nguyên 117ha, Vĩnh
Phúc 114ha.
- Nhu cầu vốn: Khoảng
85.561 tỷ đồng (theo giá 2013), giai đoạn trước năm 2020: là 19.760 tỷ, giai đoạn
2020-2030 là 32.175 tỷ đồng, giai đoạn sau 2030 là 33.626 tỷ đồng.
Khi đi vào hoạt động, không những đóng góp vào việc giảm tải
lưu lượng xe cho các khu vực của thành phố Hà Nội mà còn giúp kết nội thuận tiện
cho các tỉnh trong vùng thủ đô, khai thác hiệu quả kinh tế xã hội của toàn khu
vực góp phần thúc đẩy việc xây dựng một Hà Nội “Xanh – Văn Minh – Văn Hiến – Hiện
đại”, trong đó có sự góp mặt của các dự án shophouse, biệt thự Eurowindow Twin
Parks Gia Lâm.
Thông tin tham khảo: Dự án shophouse, biệt thự Eurowindow
Twin Parks Gia Lâm.