QUY HOẠCH HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐỐI NGOẠI CỦA HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030
Trong hệ thống giao thông của một địa phương ngoài các
chỉ tiêu chung mà địa phương đó phải đảm bảo thực hiện, để đạt được kết quả đó
phải có rất nhiều hạng mục khác nhau trong đó điểm đầu tiên chúng tôi phân tích
chính là giao thông đối ngoại. Vấn đề này được định hướng như thế nào? ảnh hưởng
ra sao tới các khu dân cư như shophouse Eurowindow Twin Parks Gia Lâm?Quy hoạch hệ thống giao thông
Theo Quyết định 1259/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
ngày 26/7/2011 về phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030
và tầm nhìn đến năm 2050 có quy định rất cụ thể:
- Giao thông đường bộ: xây dựng hoàn thiện hệ thống đường
cao tốc hướng tâm, bao gồm 7 tuyến: Hà Nội – Thái Nguyên, Hà Nội – Lào Cai, Hà,
Hà Nội – Hạ Long, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Hòa Bình, cao tốc tây bắc – quốc
lộ 5, Hà Nội – Ninh Bình – Thanh Hóa. Xây dụng mới cải tạo đường Hồ Chính Minh
giai đoạn 2. Hoàn thiện các tuyến đường vành đai 3, 4, 5; cải tạo, nâng cấp các
tuyến đường quốc lộ hướng tâm: QL 1A, 6, 21B, 32, 2, 3, 5. Xây dựng mới các trục
giao thông kết nối đô thị trung tâm với đô thị vệ tinh và các trục giao thông nội
vùng: Ngọc Hồi – Phú Xuyên, Hà Đông – Xuân Mai, trục Hồ Tây – Ba Vì, Tây Thăng
Long, Đỗ Xá – Quan Sơn, trục kinh tế Bắc – Nam, Miếu Môn – Hương Sơn, trục kinh
tế phía Nam, Lê Văn Lương kéo dài – Chúc Sơn và các tuyến tỉnh lộ hướng tâm
quan trọng.
- Trên các tuyến trục chính đô thị, quy hoạch các cụm
tổ hợp công trình phục vụ công cộng, văn phòng theo hướng không gian mở, kiến
trúc hiện đại, tạo đặc trưng cho đô thị. Phát triển có kiểm soát về kiến trúc,
cảnh quan có trục không gian hướng tâm về nội đô Hà Nội.
- Xây dựng mới 8 cầu và hầm qua sông Hồng. Xây dựng mới
03 cầu, cải tạo và hoàn chỉnh 02 cầu qua sông Đuống; xây dựng mới 02 cầu qua
sông Đà và cải tạo xây dựng hệ thống các bến, bãi đỗ xe liên tỉnh và đấu mối kết
hợp các điểm đầu cuối xe buýt.
- Giao thông đường sắt: xây dựng và cải tạo hệ thống
đường sắt và ga đường sắt quốc gia và quốc tế. Hà Nội – Thành Phố HCM, Hà Nội –
Lào Cai, Hà Nội – Hạ Long, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Thái Nguyên; xây dựng mới
đường sắt vành đai dọc theo vanh đai 4; nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt cao
tốc Hà Nội – Vinh; các tuyến đường sắt nội vùng: Hà Nội – Hòa Bình, Hà Nội – Bắc
Giang, Hà Nội – Hài Dương, Hà Nội – Hưng yên, Hà Nội – phủ lý. Xây dựng các
trung tâm tiếp vận nhằm phân phối và trung chuyển hành khách, hàng hóa giữa các
loại hình vận tải đường dắt với đường bộ gắn với hệ thống ga đầu mối như: Ga ngọc
hồi, ga bắc hồng, ga cổ bi, ga tây hà nội.
- Giao thông đường hàng không: Nâng cấp cảng hàng
không quốc tế Nội Bài sau năm 2030 đạt 50 triệu hành khách/năm; sân bay gia lâm
phục vụ nội địa tầm ngắn; sân bay hòa lạc, miếu môn chủ yếu phục vụ quân sự, có
thể phục vụ dân sự khi có nhu cầu, sân bay bạch mai là sân bay cứu hộ, trực
thang.
- Giao thông đường thủy: cải tạo nạo vét luồng tuyến,
nâng cấp xây mới các cảng, bến thủy dọc.
Từ những nội dung trên về giao thông đối ngoại chúng
tôi đưa ra nhận định:
Thứ nhất: Việc liên kết bằng đường bộ giữa Hà Nội với
các tỉnh lân cận hoặc giữa đô thị trung tâm và đô thị vệ tinh đều rất thuận lợi.
Giao thông đường bộ vẫn là loại hình giao thông chủ lực
của người dân di chuyển nên việc các địa phương lân cận Hà Nội như Hòa Bình,
Thái Nguyên, Lào Cai, Ninh Bình….hoặc giữa trục tứ giác phát triển kinh tế Hà Nội
– Hạ Long, Hải Phòng, Thanh Hóa cũng được đầu tư nhờ đó mà khoảng cách, thời
gian di chuyển được rút ngắn xuống rất nhiều. Hoặc các trục đường quốc lộ hướng
tâm là một giải pháp bổ sung cho các tuyến đường cao tốc trên như quốc lộ 1A,
quốc lộ 6, quốc lộ 6, quốc lộ 32, 2, 3, 5….Các tuyến đường này đã có từ lâu nay
chẳng qua vào thời điểm hiện tại cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội các
tuyến đường này được nâng cấp lên, mở rộng ra để lưu thông được thuận lợi hơn.
Như vậy đối với các phương án kết nối với bên ngoài thì giao thông đường bộ Hà
Nội luôn đảm bảo cùng một địa phương có nhiều phương án, tránh tình trạng độc đạo.
Còn bản thân trong nội tỉnh Hà Nội các đô thị trung tâm được kết nối với đô thị
vệ tinh bằng các đường hướng tâm hoặc cao tốc hướng tâm, các khu vực trong đô
thị trung tâm hoặc các đô thị vệ tinh lại được kết nối với nhau bằng đường vành
đai hoặc trục kinh tế Bắc – Nam, trục kinh tế phía Nam…..trường hợp này sẽ đi
qua các khu dân cư như biệt thự Eurowindow Twin Parks Gia Lâm, nhờ có các tuyến đường này
và giao thông đối ngoại của Hà Nội này mà bất kỳ điểm nào di chuyển đến đâu đều
thuận tiện và có rất nhiều phương án thực thi, giúp cư dân có thêm nhiều sự lựa
chọn.
Thứ hai: Cần đảm bảo được quy hoạch không gian cảnh
quan, bố cục của các công trình dọc các tuyến đường hướng tâm.
Đây là điểm tất yếu phải làm vì đơn giản đường giao
thông không chỉ là công trình để phương tiện lưu thông mà còn phải khai thác được
giá trị kinh tế của các công trình hai bên các tuyến đường vừa tạo thành cảnh
quan đẹp cho Thủ đô vừa khai thác được giá trị đất vàng của các tuyến đường. Với
tốc độ đô thị hóa càng nhanh thì yêu cầu này càng trở nên bức thiết. Dự án liền
kề Eurowindow Twin Parks Gia Lâm là một điển hình, dự án này sẽ khai thác được giá trị thương
mại, làm kết nối khu vực với bên ngoài một cách thuận lợi, các công trình dân
sinh, các công trình mang tính biểu tượng của khu vực cũng được xây dựng dọc
truyên tuyến đường này.
Thứ ba: Kết nối các khu vực bằng hệ thống cầu và hầm
vượt sông.
Hà Nội phát triển rất đặc thù, là nơi được bồi đắp bởi
hệ thống sông Hồng, sông Đuống nên theo lịch sử có rất nhiều vùng nằm bên hai bờ
sông có sự phát triển không đồng đều mặt dù tương quan vị trí như nhau. Để khắc
phục vấn đề đó việc xây dựng, di dân tới vùng đất mới là việc chắc chắn phải
làm. Các cây cầu như Thượng Cát, Vĩnh Tuy 2, Trần Hưng Đạo, Tứ Liên, Thanh Trì
2…đang được xây dựng phương án và thi công trong thời gian gần. Các bến tàu, bến
xe liên tỉnh cũng được bố trí, sắp đặt lại cho hợp lý với việc mở rộng Thủ đô
và thuận tiện cho người dân tiếp cận dịch vụ vận tải công cộng.
Thứ tư: Hoàn chỉnh các loại hình giao thông như đường
sắt, đường thủy, đường hàng không.
Đường bộ là chủ lực nhưng các phương án phụ trợ đặc
thù của hàng hóa hoặc vận tải cũng rất cần thiết để đưa lên bàn cân chung như
đường hàng không đặc thù nhanh, gọn, lịch sự tổng dự kiến 2030 vận tải lên đến
50 triệu hành khách/năm hay vận tải đường sắt như xây dựng đường sắt cao tốc, cải
tạo đường sắt quốc gia, đường sắt nội vùng Thủ đô được triển khai cũng sẽ là điểm
nhấn của Thủ đô, đưa các loại hình giao thông, xây dựng các trung tâm tiếp vận
góp phần hoàn chỉnh cho quy hoạch giao thông chung. Đương nhiên các dự án này
là dự án liên tỉnh nên cần có sự chỉ đạo của Trung ương và sự phối hợp thực hiện
của các tỉnh, nhưng trước mắt là người dân Hà Nội nói chung cư dân các dự án
shophouse Eurowindow Twin Parks Gia Lâm là những người được hưởng lợi nhiều nhất.
Công ty Cổ phần Phát triển SJK Việt Nam chuyên phân phối,
cho thuê biệt thự, shophouse Eurowindow Twin Parks Gia Lâm 0987.429.748
Trân trọng!