Top Ad unit 728 × 90


Tin tức

recent

LUẬT THỦ ĐÔ VĂN BẢN QUAN TRỌNG NHẤT ĐỊNH HÌNH PHÁT TRIỂN THỦ ĐÔ

Hà Nội là thủ đô ngàn năm văn hiến, đã có những bước đi vươn tầm châu lục khi quyết định  mở rộng địa giới hành chính lên 3.6 lần tạo tiền đề cho việc quy hoạch, phát triển của Thủ đô theo hướng hiện đại hơn, khang trang hơn nhưng vẫn giữ được giá trị truyền thống của Thăng Long. Để có cơ  sở pháp lý cho sự xây dựng và phát triển Quốc hội đã ban hành Luật số 25/2012/QH13 ngày 25/12/2012 Luật Thủ đô, người dân Thủ đô trong đó có cư dân shophouse, biệt thự Avenue Garden phải có trách  nhiệm chung tay xây dựng và phát triển Hà Nội. Chúng tôi xin gửi đến nguyên văn nội dung của Luật Thủ đô.

Khuê Văn Các 

LUẬT THỦ ĐÔ

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

           Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định vị trí, vai trò của Thủ đô; chính sách, trách nhiệm xây dựng,  phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.

Điều 2. Vị trí, vai trò của Thủ đô

1. Thủ đô nưc Cộng hòa xã hội chnghĩa Việt NamHà  Nội.

2. Thủ đô là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ scủa các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước và các tchức chính trị - xã hội, cơ  quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước.

3. Trụ sở cơ quan trung ương Đng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính  phủ đặt tại khu vực Ba Đình thành phố Hà Nội.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưi đây được hiểu  như sau:

1. Nội thành là khu vực gồm các quận của thành phố Hà Nội.

2. Ngoại thành là khu vực gồm các huyện, thị xã của  thành phố Hà Nội.

3. Vùng Thủ đô là khu vực liên kết phát triển kinh tế - xã hội gồm thành phố Hà Nội và một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lân cận do  Chính phủ quyết định.

Điều 4. Trách nhiệm xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô

1. Xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô là nhim vụ thường  xuyên, trực tiếp của các cấp chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội; là trách nhiệm của các cơ quan, tchức, các lực lượng vũ trang và nhân dân cnước.

2. Mặt trận Tquốc Việt Nam và các tổ chức thành viên động  viên mọi tng lớp nhân dân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia xây dựng, phát triển và bo vệ Thủ đô.

3. Nhà nước ưu tiên đầu tư và có chính sách thu hút các nguồn  lực để phát huy tiềm năng, thế mạnh của Thđô, Vùng Thủ đô nhằm xây dựng, phát trin và bo vệ Thủ đô.

Điều 5. Trách nhiệm của Thủ đô

1. Xây dựng, phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại, tiêu biểu  cho cả nước.

2. Bảo đm an toàn, thuận lợi cho hoạt động của các cơ quan trung ương của Đng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, quan đại diện  ngoại giao, tchức quốc tế và cho việc tổ chức các chương trình, sự kiện quốc gia, quốc tế trên địa bàn Thủ đô.

3. Chđộng phối hợp và hỗ tr các tnh, thành phố trực thuộc  trung ương trong Vùng Thủ đô và cả nước thông qua việc mở rộng các hình thức liên kết, hợp tác cùng phát triển.

4. Chủ động, tích cực mở rộng quan hệ, hợp tác hữu nghị với  thủ đô các nước, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để xây dựng, phát triển Thủ đô; tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, tchức, nhân dân Thủ đô tham gia các hoạt động giao  lưu và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục,  khoa học và công nghệ.

Điều 6. Biểu tượng của Thủ đô

Biểu tượng của Thủ đô là hình ảnh Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc  Tử Giám.

Điều 7. Danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

1. Danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô được trao tặng cho người  nước ngoài có đóng góp trong việc xây dựng, phát triển Thđô hoặc trong việc mrộng, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, quan hệ hợp tác quốc tế của Thủ đô.

2. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định thm quyền, điều  kiện, thtục tặng danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô.

CHƯƠNG II

CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ THỦ ĐÔ

Điều 8. Quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô

1. Việc xây dựng và phát trin Thủ đô phải được thực hiện theo Quy  hoạch chung xây dựng Thủ đô, các quy định của pháp luật về xây dựng, về quy hoạch đô thị và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Quy hoạch chung xây dựng Thđô phải bo đảm xây dựng Th đô v ăn hiến, văn minh, hiện đại, phát triển bn vững, bảo vệ môi trường; bảo đảm quốc phò ng, an ninh, kết nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của Thđô với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô và cả nước.

2. Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và việc điều chỉnh Quy hoạch  chung xây dựng Thủ đô do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi có ý kiến của Quốc  hội.

3. Quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và các quy hoạch khác của Thủ đô phải bảo đảm phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.

4. Quy hoạch ngành, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kthuật cấp  quốc gia liên quan trực tiếp đến Thđô phải được ly ý kiến ca y ban nhân dân thành phố Hà Nội và bảo đảm phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ  đô.

5. Việc lập và thực hiện quy hoạch phải bo đảm nguyên tắc công khai,  đồng bộ, n định, lâu dài.

Điều 9. Biện pháp bảo đảm thực hiện quy hoạch

1. Trong nội thành không mở rộng diện tích sử dụng đất và quy mô  giường bệnh của các bệnh viện hiện có; không xây dựng mới khu công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở giáo dục đại học,  cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Cơ s giáo dục đại học, cơ sgiáo dục nghề nghiệp không có trụ sở  chính nội thành thì không được đặt địa điểm đào tạo trong nội thành.

Thủ tướng Chính phủ quyết định bin pháp và lộ trình di dời một số cơ sở sản xuất công nghiệp ra khi nội thành; di dời một số bnh viện, cơ sở giáo dục  đại học, cơ sgiáo dục nghề nghiệp ra khỏi nội thành hoặc xây dựng cơ skhác của các bệnh viện, cơ sở này bên ngoài nội  thành.

2. Khi lập quy hoạch chi tiết trục đường giao thông mới trên địa bàn Thủ đô phải bảo đảm phạm vi lập quy hoạch mở rộng mỗi bên kể từ phía ngoài chgiới  đường đcủa tuyến đường dự kiến theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị.

Việc lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư về việc lập quy hoạch trong trường hợp này được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị. Căn cứ vào  yêu cầu xây dựng, phát triển Thủ đô và kết quả lấy ý kiến của cộng đồng dân cư, y ban nhân dân thành phố Hà Nội trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết  định việc quy hoạch.

3. Khi triển khai dự án phát triển đường giao thông theo quy hoạch đã được phê duyệt, cơ quan có thm quyền của thành phố Hà Nội đồng thời tchức thu  hồi đất hai bên đuờng đsử dụng theo quy hoạch. Việc thu hồi đất trong trường hp này được áp dụng như trường hợp thu hồi đất trong cùng dự  án.

Trong trường hp quy hoạch có xây dựng nhà tái định cư tại chhoặc thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh thì ưu tiên cho người có đất bị thu hồi được tái  định cư hoặc tham gia dự án sản xuất, kinh doanh đó.

4. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quyết định trục đường giao  thông mới quy định tại khoản 2 Điều này.

y ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định ranh giới, mốc giới, diện tích đất hai bên đường cần phải thu hi để xây dựng đường giao thông quy định tại  khoản 3 Điều này.

Điều 10. Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị

1. Không gian, kiến trúc, cnh quan và xây dựng đô thị của Thủ  đô phải được qun lý theo đồ án quy hoạch, bảo đảm bảo tồn, tôn tạo, phát huy các hình thái kiến trúc có giá trị văn hóa, lịch sử, tạo lập không gian xanh của Thủ đô, không gian  cảnh quan khu vực hai bên Sông Hồng.

2. Việc cải tạo, chỉnh trang các đường giao thông quan trọng trong nội thành phải được thực hiện đồng bộ vi việc cải tạo, chỉnh trang công trình hai bên đường,  bảo đảm giữ gìn không gian, kiến trúc đặc trưng của đô thị.

3. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chủ tphối hợp với Bộ Xây dựng xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch, kiến trúc đối với khu vực cải tạo, tái  thiết đô thị phù hợp với điều kiện thực tế để lập quy hoạch, thiết kế đô thị tại các quận  Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng trình Thủ tướng Chính ph xem xét,  quyết định.

y ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt thiết kế đô thị riêng trong khu vục đã ổn định chức năng sử dụng đất đphục vụ cho việc quản không gian,  kiến trúc, cảnh quan đô thị và cấp giấy phép xây dựng.

Điều 11. Bảo tồn và phát triển văn hóa

1. Việc bảo tồn và phát triển văn hóa Thủ đô phải bảo đảm tiêu biểu cho  bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Thủ đô và của dân tộc, xây dựng văn hóa người Hà Nội thanh lịch, văn  minh.

Các nguồn lực văn hóa trên địa bàn Thủ đô phải được quản lý, khai thác, sử dụng đáp ứng yêu cầu bảo tồn và phát triển văn hóa Thủ đô và cả  nước.

2. Các khu vực, di tích và di sản văn hóa sau đây phải được tập trung nguồn  lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa:

a) Khu vực Ba Đình;

b) Di tích Phủ Chủ tịch; Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng  Hồ Chí Minh; Di tích Hoàng Thành Thăng Long, Thành CLoa; Văn Miếu - Quốc Tử Giám và các di tích quốc gia đặc biệt khác trên địa bàn Thủ  đô;

c) Khu vực Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây;

d) Phố cổ, làng clàng nghề truyền thống tiêu  biểu;

đ) Biệt thự cũ và các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954;

e) Các giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thủ  đô.

3. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành:

a) Chính sách khuyến khích đầu tư, huy động đóng góp tự nguyện của  tổ chức, cá nhân vào việc xây dựng công trình văn hóa, công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí và bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn Thủ  đô;

b) Danh mục phố cổ, làng c, làng nghề truyền thống tiêu biểu, biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 và các giá trị văn hóa phi  vật thquy định tại các đim d, đ và e khoản 2 Điều này.

Điều 12. Phát triển giáo dục và đào tạo

1. Thực hiện phổ cập và phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phthông đạt chun quốc gia; khuyến khích các tchức, cá nhân đầu tư xây dựng các  cơ sở giáo dục trên địa bàn Thủ đô theo quy hoạch.

2. Quy hoạch mạng lưới cơ s giáo dục đại học, trường cao đẳng nghề trên địa bàn Thủ đô do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo nguyên tắc tập trung  đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô và cả nước.

3. Xây dựng một số cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô theo các tiêu chí về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên,  chương trình, phương pháp giảng dạy và dịch vụ giáo dục. Việc theo học tại các cơ sgiáo dục chất lượng cao theo nguyên tắc tự nguyện.

4. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành quy định về cơ chế tài chính áp dụng đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao quy định tại khoản  3 Điều này.

5. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có trách nhiệm sau:

a) Quy định cụ thcác tiêu chí về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, phương pháp giảng dạy và dịch vụ giáo dục chất lượng cao quy định tại  khoản 3 Điều này;

b) Quy định bsung chương trình giảng dạy nâng cao ngoài chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phthông để áp dụng đối với các cơ sgiáo dục c hất lượng cao quy định tại khoản 3 Điều này sau khi có ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 13. Phát triển khoa học và công nghệ

1. Tập trung phát triển đồng bộ khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và công nghệ; bảo đảm phát huy tiềm năng, trí tuệ của các nhà khoa học và công nghệ;  huy động sự tham gia, phối hợp của các viện nghiên cứu, trường đại học và các tchức khoa học và công nghệ khác; phát triển các dịch vụ khoa học và công nghệ, nghiên cứu  ứng dụng, chuyn giao, chuyển nhượng công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ sạch trên địa bàn Thủ  đô.

2. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội được ban hành chính sách trọng dụng nhân tài; chính sách ưu đãi để áp dụng đối với tchức, cá nhân đầu tư  phát trin khoa học và công nghệ và các nhà khoa học và công nghệ tham gia thực hiện chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô trên cơ scân đối nguồn  lực của địa phương để thực hiện.

Điều 14. Quản lý và bảo vệ môi trường

1. Quản lý và bo vệ môi trường Thủ đô được thực hiện theo nguyên tắc  phát triển bền vững gắn với việc duy trì các yếu tố tự nhiên, văn hóa và lịch sở Thủ đô; bảo đm tlệ không gian xanh theo quy hoạch.

2. Trên địa bàn Thủ đô, nghiêm cấm san lấp, lấn chiếm, gây ô nhiễm  sông, suối, hồ, công viên, vườn hoa, khu vực công cộng; chặt phá rừng, cây xanh; xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường; sử dụng diện tích công viên, vườn hoa công cộng  sai chức năng, mục đích.

Việc ci tạo sông, suối, hồ bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt phải phù hợp với quy định về kiến trúc, cnh quan, môi trường của Thủ  đô.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành một số quy chuẩn môi trường về nước thải, khí thải và tiếng ồn trên địa bàn Thủ đô nghiêm ngặt hơn so với quy chuẩn môi trường quốc gia theo đề nghị của y ban nhân dân thành phố Hà  Nội.

Điều 15. Quản lý đất đai

1. Đất đai trên địa bàn Thủ đô được quản lý, khai thác, sdụng tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, quy hoạch sử dụng  đất, kế hoạch sử dụng đất và pháp luật về đất đai.

2. Căn cứ quy định của pháp luật, yêu cầu thực tế và bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và của người có đất bị thu hồi, Hội đồng nhân dân  thành phố Hà Nội ban hành các bin pháp bảo đảm việc thc hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng kịp thời, đúng tiến độ đối với các dự án đầu tư quan trọng trên địa bàn  Thủ đô.

3. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có trách nhiệm sau:

a) Tchức xây dựng, công bố công khai quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đt; hệ thống thông tin địa lý, thông tin về địa chính; giá quyền sử dụng đất, giá cho thuê đất; quyền sdụng đất, quyền shữu nhà và tài sản khác gắn liền  với đất trên địa bàn Thủ đô;

b) Bố trí quỹ đất cho các cơ quan trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập đdi dời trụ stheo quy hoạch. Ngân sách nhà nước btrí kinh phí đầu tư cho cơ quan, đơn vị di dời theo phân cấp.

4. Quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện,  cơ sgiáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghnghiệp quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật này và quỹ đất sau khi di dời cơ quan, đơn vị quy định tại điểm b khoản 3 Điều này được  ưu tiên để xây dựng, phát triển các công trình công cộng, công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; không được sử dụng để xây dựng chung cư cao tng sai quy  hoạch.

Thtướng Chính phủ quy định chi tiết khoản này.

Điều 16. Phát triển và quản lý nhà ở

1. Quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu đô thị, nhà ở phải phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và yêu cầu xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại; ưu tiên đầu tư xây dựng các khu đô thị, nhà ở hiện đại, thuận tiện ngoại  thành, đồng bộ với việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

2. Các khu chung cư cũ, nhà cũ xuống cấp được cải tạo, xây dựng lại nhằm bo đảm an toàn cho người sdụng và mỹ quan đô thị. Việc ci tạo, xây  dựng phải tuân thủ quy định về độ cao, mật độ dân cư, mật độ xây dựng theo quy hoạch.

3. Việc cải tạo, phục hồi nhà c, biệt thự cũ và các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 phải bảo đảm bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc  theo quy định của pháp luật.

4. Trong các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới phải dành tỷ ldiện tích đất , nhà ở cao hơn để phát triển nhà ở xã hội so với quy  định chung của cả nước.

5. Hội đồng nhân dân, y ban nhân dân thành phố Hà Nội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ban hành biện pháp thực hiện quy định tại khon 2 và khoản 3 Điều này; quy định cụ thtỷ lệ diện tích đất , nhà ở để phát triển nhà ở  xã hội trong các dự án phát triển nhà ở thương mại quy định tại khoản 4 Điều này.

Điều 17. Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật

1. Hthống hạ tầng kỹ thuật đô thị của Thđô được xây dựng, phát trin đồng bộ, hiện đại, bảo đảm định hướng lâu dài và kết nối Thủ đô với các tỉnh,  thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô và cnước.

2. Nhà nước ưu tiên đầu tư và có chính sách huy động các nguồn lực đđầu tư xây dựng, phát trin, bảo trì, bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật  có quy mô lớn, quan trọng trên địa bàn Thủ đô.

3. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện đầu tư theo phân cấp; tchức việc đu tư xây dựng đồng bộ hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống xử  lý nước thải, hệ thống quản lý và xử lý chất thải rắn, hệ thống cung cấp năng lượng và chiếu sáng đô thị, hthống thông tin liên lạc và kết cấu hạ tầng kỹ thuật khác trên địa bà n Thủ đô.

Điều 18. Phát triển và quản lý giao thông vận tải

1. Hệ thống giao thông vận ti trên địa bàn Thủ đô được quy  hoạch, xây dựng, phát trin đồng bộ, hiện đại, bo đảm sự liên kết giữa Thủ đô với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô và cả nước, phù hp với  yêu cầu phát trin kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh; tập trung đầu và huy động các nguồn lực đầu tư phát trin kết cấu hạ tầng giao thông và hệ thống  vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thủ đô.

2. Các đoạn tuyến quốc lộ đi qua địa bàn Thủ đô được giao cho y ban nhân dân thành phố Hà Nội tchức quản lý, bo trì theo quy hoạch, trừ đường  cao tốc và một số tuyến quốc lộ đã được phê duyệt quy hoạch là đường cao tốc, Quốc lộ  1, Đường Hồ Chí Minh, đường vành đai ngoài cùng.

Nghiêm cấm lấn chiếm, sử dụng vỉa hè, lòng đường trái quy  định.

3. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành quy định ưu tiên phát trin hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; khuyến khích đầu  tư xây dựng, khai thác bến xe, bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác; áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải.

Điều 19. Quản lý dân cư

1. Dân cư trên địa bàn Thđô được quản lý với quy mô, mật độ,  cơ cấu theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.

2. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành chính sách ưu tiên đầu tư và huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng các khu đô thị, nhà ở,  hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại, thuận tiện ở ngoại thành; phối hợp với các tnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thđô phát triển kin h tế - xã hội và giải quyết việc làm nhm hạn chế tình trạng di dân tự phát vào nội thành.

3. Việc đăng ký thường trú ở ngoại thành được thực hiện theo  quy định của pháp luật về cư trú.

4. Công dân thuộc một trong các trường hp sau đây thì được  đăng ký thường trú ở nội thành:

a) Các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 20 của Luật cư trú;

b) Các trường hợp không thuộc đim a khoản này đã tạm trú liên  tục tại nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc shữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh n; đối với nhà thuê phải bảo đm  điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bn của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký  thường trú vào nhà thuê.

Điều 20. Bảo vệ Thủ đô và bảo đảm an ninh trật tự, an  toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô

1. Xây dựng các khu vực phòng thủ bảo vệ Thủ đô, các ph ương án bo đảm an toàn cho Thủ đô trong mọi tình huống; bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thđô bằng các biện pháp phòng ngừa, ngăn  chặn, đấu tranh có hiệu quả; mọi vi phạm pháp luật phải được phát hiện, ngăn  chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh.

2. Việc xử phạt vi phạm hành chính nội thành được thực hiện  theo quy định của pháp luật về xlý vi phạm hành chính và các quy định sau đây:

a) Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội được quy định mức  tiền phạt cao hơn nhưng không quá 02 ln mức tiền phạt tối đa do Chính phủ quy định đối với một số hành vi vi phạm hành chính tương ứng trong các lĩnh vực văn hóa, đất đai và xây dựng;

b) Các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi  phạm hành chính do Chính phủ quy định trong các lĩnh vục quy định tại điểm a kh oản này thì cũng có thm quyền xử phạt tương ng với mức tiền phạt cao hơn đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đó.

Điều 21. Chính sách, cơ chế về tài chính

1. Thủ đô được huy động vốn đầu tư trong nước thông qua phá t hành trái phiếu chính quyền địa phương, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân và các hình thức huy động khác theo quy định của pháp luật.

2. Dự toán chi ngân sách của Thđô được xác định trên cơ sở  định mức phân bổ chi ngân sách cao hơn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác được áp dụng cho các thời kỳ n định từ 03 đến 05 năm.

Thủ đô được sử dụng các khoản thu ngân sách trung ương vượt  dự toán, trừ các khoản sau:

a) Khoản thu thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu;

b) Khoản chênh lệch thu, chi của Ngân hàng nhà nuớc;

c) Khoản thu không giao Thủ đô quản lý thu, không phát sinh tn  địa bàn Thủ đô nhưng hạch toán nộp Thủ đô.

3. Đối với một số công trình, dự án quan trọng có quy mô  đầu tư lớn thuộc lĩnh vực môi trường, giao thông, thủy lợi do thành phố Hà Nội quản lý vượt quá khả năng cân đối của ngân sách địa phương thì Chính phtrình Quốc hội  quyết định hỗ trợ ngân sách trung ương cho ngân sách Thđô đtriển khai thực hiện cho từng dự án.

4. Hội đồng nhân dân, y ban nhân dân và các cấp chính  quyền thành phố Hà Nội có trách nhiệm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả nguồn ngân sách được Nhà nước phân bổ, hỗ trợ và các nguồn vốn huy động khi thực hiện các  chương trình, dự án xây dựng, phát trin Thủ đô.

CHƯƠNG III

TRÁCH NHIỆM XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ THỦ ĐÔ

           Điều 22. Trách nhiệm của Quốc hội, các cơ quan của  Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội.

1. Quốc hội quyết định ngân sách đặc thù cho Thủ đô qu y định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 21 của Luật này; giám sát tối cao việc thi hành và  định kỳ 3 năm xem xét Báo cáo của Chính phủ về việc thi hành Luật Thủ đô.

y ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các y ban  ca Quc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyn hạn của mình giám sát việc thi hành Luật Th đô.

2. Trong trường hợp cần thiết, Quốc hội, y ban thường vụ  Quốc hội yêu cu y ban nhân dân thành phố Hà Nội báo cáo về việc thi hành Luật Thủ đô.

Điều 23. Trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính p hủ 

1. Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phi hợp với Ủy ban  nhân dân thành phố Hà Nội triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về Thủ đô; quy định cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng  Thủ đô để thi hành các quy định của pháp luật về Thủ đô.

2. Hằng năm, Thủ tướng Chính phủ làm việc với y ban nhân  dân thành phố Hà Nội, các tnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô  và các bộ, ngành có liên quan để đánh giá kết quả thi hành pháp luật về Thủ đô.

Điều 24. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ

1. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội  trong việc xây dựng chiến lược phát triển ngành, quy hoạch ngành, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến xây dựng, phát trin và quản lý Thủ  đô.

2. Chủ động phối hợp với y ban nhân dân thành phố Hà Nội khi triển khai các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn Thủ đô để bảo đảm  quản lý thống nhất theo quy hoạch.

Điều 25. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và người dân Thủ đô

1. Hội đồng nhân dân, y ban nhân dân, Chủ tịch y  ban nhân dân các cấp chính quyền của thành phố Hà Nội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các quy định của pháp luật về Thủ đô và chịu trách nhiệm về  những vi phạm, yếu kém xảy ra trong công tác xây dựng, phát triển, qun lý và bo vệ Thủ đô.

2. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội trong phạm  vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thi hành Luật Thủ đô; định kỳ xem xét báo cáo của y ban nhân dân thành phố về việc thực hiện Luật Thủ đô.

3. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trong phạm  vi nhim vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

a) Phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan bảo đảm cho hoạt động của các cơ quan trung ương, các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng  của Đảng và Nhà nước;

b) Tạo điều kiện đ cơ quan, tchức, cá nhân tham gia có hiu quả vào quá trình xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô;

c) Hằng năm, báo cáo Chính phvề việc thực hiện Luật  Thủ đô.

4. Ủy ban Mặt trận Tquốc Việt Nam các cấp của thành phố Hà Nội có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền và huy động sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thủ đô trong việc xây d ựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô.

5. Cán bộ, công chức, viên chức của Thủ đô phải không  ngừng học tập, rèn luyện đnâng cao trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; hướng dẫn, tạo điều kiện cho  người dân thực hiện đúng quy định của pháp luật.

6. Người dân Thủ đô có trách nhiệm nghiêm chỉnh chấp  hành pháp luật, tích cực tham gia xây dựng chính quyền, nếp sng văn minh, thanh lịch, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô.

CHƯƠNG IV

ĐIỀU KHOẢN THI THÀNH

Điều 26. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiu lực thi hành từ ngày 01 tháng  7 năm 2013.

2. Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội số 29/2000/PL-UBTVQH ngày 28 tháng 12 năm 2000 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.

Điều 27. Quy định chi tiết và hướng dẫn  thi hành

Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết,  hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật.

__________________________________________________________________

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội c hủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2012.

 

 Luật Thủ đô ra đời là một bước tiến lớn, là căn cứ pháp lý chắc chắn  nhất cho quá trình quy hoạch, xây dựng, phát triển Thủ đô. Đây là sự tự hào nhưng cũng là trách nhiệm mà mọi người dân Hà Nội trong đó có cư dân  shophouse, biệt thự Avenue Garden  phải thực hiện để đạt được mục tiêu xây dựng một Hà Nội “Văn minh, văn hiến, hiện đại”, để Hà Nội thực sự là một đô  hội, là tiêu biểu cho cả nước.

Công ty Cổ phần phát triển SJK Việt Nam, đơn vị chuyên phân phối biệt thự,  shophouse Tây Tựu, đất dịch vụ Tây Tựu, Tây Hồ Tây sẽ luôn đồng hành cùng quý khách hàng kiến tạo nên những khu dân cư chất lượng, đẳng cấp nâng tầm Thủ  đô.

Chi tiết vui lòng liên hệ Hotline: 085.989.3555 hoặc 0987.429.748

Trân trọng!

Thông tin tham khảo: Dự án shophouse, biệt thự Avenue Garden 

 

LUẬT THỦ ĐÔ VĂN BẢN QUAN TRỌNG NHẤT ĐỊNH HÌNH PHÁT TRIỂN THỦ ĐÔ Reviewed by vietland24h.net on 00:23 Rating: 5

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
DMCA.com Protection Status Chung cư CT3 Nghĩa Đô Chung cư Phú Mỹ Complex Chung cư Phú Mỹ Complex chung cư n03t6 ngoại giao đoàn FreeWebSubmission.com http://addurl.nu